Kỹ thuật thiết kế kịch bản kiểm thử : Phân vùng tương đương, phân tích giá trị biên

1 Phân vùng tương đương

Phân vùng tương đương là một trong những kỹ thuật kiểm thử hộp đen. Ý tưởng của kỹ thuật này là chia các giá trị đầu vào thành nhiều lớp dữ liệu tương đương có cùng kết quả mong đợi.

Phân vùng tương đương là kỹ thuật đường được sử dụng khá nhiều, và hầu hết được sử dụng trong kiểm thử ở tất cả các dòng dự án.

Chúng ta thường có ít nhất là 2 lớp tương đương:

  • Lớp tương đương thứ nhất là lớp dữ liệu hợp lệ thỏa mãn điều kiện
  • Lớp tương đương thứ 2 là lớp dữ liệu không hợp lệ, không thỏa mãn điều kiện

Ví dụ: Cho một textbox chỉ cho phép nhập số nguyên từ 5 đến 100

  • Nếu nhập số nguyên từ 5 đến 100, hệ thống cho phép nhập
  • Nếu nhập số nguyên nằm ngoài khoảng từ 5 đến 100, hệ thống hiển thị thông báo lỗi “Bạn chỉ được phép nhập số từ 5 đến 100”
  • Nếu nhập các loại dữ liệu khác, hệ thống hiển thị thông báo lỗi “Giá trị nhập vào không hợp lệ. Vui lòng nhập giá trị là số nguyên từ 5 đến 100”

Từ ví dụ trên, ta có thể đưa ra được các lớp tương đương như sau:

  • Lớp giá trị là số nguyên từ 5 đến 100 (5,6,7,8,9…,99,100) : nhập thành công
  • Lớp giá trị là số nguyên < 5 (1,2,3,4) : thông báo lỗi “”Bạn chỉ được phép nhập số từ 5 đến 100”
  • Lớp giá trị là số nguyên > 100 (101,102,103,…) : thông báo lỗi “Bạn chỉ được phép nhập số từ 5 đến 100”
  • Lớp giá trị không phải số nguyên hoặc bỏ trống: thông báo lỗi “Giá trị nhập vào không hợp lệ. Vui lòng nhập giá trị là số nguyên từ 5 đến 100”

Sau khi phân được các lớp tương đương, ta có thể lựa chọn ra các trường hợp kiểm thử bằng cách chọn ra các giá trị nằm bên trong các lớp.

2 Phân tích giá trị biên

Phân tích giá trị biên là kỹ thuật kiểm thử hộp đen, cũng là trường hợp đặc biệt của kỹ thuật phân vùng tương đương.

Ở kỹ thuật này, kiểm thử viên xác định giá trị đầu vào bằng cách lựa chọn giá trị là biên của các vùng tương đương, các giá trị bên cạnh biên (bên trong, bên ngoài vùng tương đương). Giá trị biên có thể là giá trị hợp lệ nếu nó nằm trong vùng tương đương hợp lệ, có thể là giá trị không hợp lệ nếu nó nằm trong vùng tương đương không hợp lệ.

Phương pháp phân tích giá trị biên này có 2 cách tiếp cận:

  1. KIếm thử 2 giá trị

Với cách tiếp cận này ta xác định được các trường hợp kiểm thử bằng cách lấy giá trị tại biên và 1 giá trị cận biên như sau:

  • Giá trị nhỏ nhất của vùng tương đương (Min)
  • Giá trị cận trước biên Min
  • Giá trị lớn nhất của vùng tương đương (Max)
  • Giá trị cận sau biên Max
  1. Kiểm thử 3 giá trị

Với cách tiếp cận này ta xác định được các trường hợp kiểm thử bằng cách lấy giá trị tại biên và 2 giá trị cận biên như sau:

  • Giá trị nhỏ nhất của vùng tương đương (Min)
  • Giá trị cận trước biên Min
  • Giá trị cận sau biên Min
  • Giá trị lớn nhất của vùng tương đương (Max)
  • Giá trị cận trước biên Max
  • Giá trị cận sau biên Max

Ví dụ: Nếu nhập số nguyên từ 5 đến 100, hệ thống cho phép nhập. Nếu nhập giá trị ngoài khoảng từ 5 đến 100 thì hệ thông thông báo lỗi.

Như vậy, dựa vào quy tắc tiếp cận kiểm thử phân tích giá trị biên với 2 giá trị ta có thể xác định được giá trị biên ở đây là số 5 (Min) và số 100 (Max), giá trị cạnh biên nên test là giá trị 4 và giá trị 101

Nếu áp dụng cách tiếp cận kiểm thử 3 giá trị biên/cạnh biên, chúng ta cũng có thể kiểm thử thêm trường hợp 6 và 99

Kết hợp 2 phương pháp Phân vùng tương đương và phân tích giá trị biên

Hai phương pháp này thường đi liền với nhau, sử dụng phân tích giá trị biên giúp bổ sung thêm ca kiểm thử giá trị biên mà phương pháp phân vùng tương đương dễ bị bỏ sót. Kế hợp 2 phương pháp này với ví dụ bên trên ta sẽ được các giá trị biên/cạnh biên và một giá trị bên trong lớp tương đương (thông thường, chúng ta thường lấy giá trị giữa khoảng )

Ưu điểm: KIểm thử tất cả các trường hợp là không thể. Do đó, ưu điểm của hai phương pháp này là giảm thiểu được số lượng đáng kể test case vì chỉ cần chọn ra 1 giá trị trong vùng tương đương và các giá trị biên/cạnh biên để test.

Nhược điểm Không phải bài toán nào cũng có thể áp dụng phương pháp này, 2 phương pháp này thường phù hợp với những trường hợp có khoảng giá trị nhất định và giá trị đầu vào độc lập với nhau, cho ra kết quả độc lập.

IDTrường hợp kiểm thửKết quả mong đợi
TC1Nhập vào số 5Nhập thành công
TC2Nhập vào số 100Nhập thành công
TC3Nhập vào số 46Nhập thành công
TC4Nhập vào số 4Thông báo lỗi “Bạn chỉ được phép nhập số từ 5 đến 100”
TC5Nhập vào số 6Thông báo lỗi “Bạn chỉ được phép nhập số từ 5 đến 100”
TC6Nhập vào số 99Thông báo lỗi “Bạn chỉ được phép nhập số từ 5 đến 100”
TC7Nhập vào số 101Thông báo lỗi “Bạn chỉ được phép nhập số từ 5 đến 100”
TC8Nhập vào số 0Thông báo lỗi “Giá trị nhập vào không hợp lệ. Vui lòng nhập giá trị là số nguyên từ 5 đến 100”
TC9Không nhập gìThông báo lỗi “Giá trị nhập vào không hợp lệ. Vui lòng nhập giá trị là số nguyên từ 5 đến 100”
TC10Nhập các giá trị khác không phải số nguyênThông báo lỗi “Giá trị nhập vào không hợp lệ. Vui lòng nhập giá trị là số nguyên từ 5 đến 100”

Lưu ý Có một lưu ý khi kiểm thử đó là chúng ta thường sẽ test thêm 2 trường hợp đặc biệt: trường hợp nhập vào số 0 và trường hợp không nhập gì.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khuyến mãi kết thúc vào

Days
Hours
Minutes
Seconds

Nhập mã khuyễn mãi lên tới 10%

VINA10